Tin quan su Nhân sự kiện Philippines khởi kiện Trung Quốc ra ra Tòa trọng tài quốc tế (PCA) theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) từ 7/7-13/7, Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi nhanh với Phó Giáo sư Richard Javad Heydarian của Đại học De La Salle (Philippines) về kết quả dự kiến, và ảnh hưởng của nó.
PGS. Richard Javad Heydarian. Ảnh: Huỳnh Phan
- Theo ông đánh giá, Philippines có cơ hội bao nhiêu ở phiên toà này? Những trở ngại nào ngăn Philippines đạt được kết quả có lợi?
- Tôi cho rằng cơ hội để Philippines thắng vụ kiện là 50/50.
Rõ ràng rằng Philipines khẳng định quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình và đang bảo vệ quyền lợi đó theo quy định của Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Trong khi đó, Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế bằng cách theo đuổi chiến dịch tăng cường tuần tra trên Biển Đông, và các hoạt động liên quan đến yêu sách phần lớn Biển Đông, thông qua các hình thức đe doạ bán quân sự và quân sự. Đó là các yêu sách chủ quyền dồn dập dựa trên học thuyết đầy tính khả nghi “quyền lịch sử”.
Tóm lại, Trung Quốc đã tung át chủ bài để khước từ yêu sách chủ quyền của Philippines dựa trên những thuật ngữ chuyên môn. Mặc dù Trung Quốc đã chính thức tẩy chay toà án quốc tế trong vụ kiện, nước này vẫn hy vọng rằng vụ kiện này sẽ bị bác bỏ về tính hợp pháp. Tháng 12/2014, Trung Quốc tuyên bố những tranh chấp lãnh hải của mình với Phillipines là về chủ quyền biển đảo, chứ không phải về hàng hải đơn thuần. Do đó, Trung Quốc không thừa nhận tính pháp lý của PCA trong xử lý vụ kiện này.
- Nếu như phán quyết của phiên toà diễn ra thuận lợi cho Philippines, điều này sẽ mang lại những gì cho Philippines, Trung Quốc, và các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông?
- Nếu Philippines có thể khẳng định với các trọng tài về vấn đề thẩm quyền và khả năng chấp nhận vấn đề sơ bộ, là cơ sở để trọng tài quyết định rằng họ có thẩm quyền phán quyết những yêu cầu của Philippines, khi đó Trung Quốc sẽ phải bắt buộc nhận lấy phán quyết bất lợi cho họ - đó là câu hỏi về tính pháp lý của đường chín đoạn đầy tranh cãi, cũng như bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng các đảo và bãi đá trên biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (?).
Trong trường hợp này, Việt Nam và các nước khác cũng có cơ hội tốt để theo đuổi sự vận động pháp lý tương tự như Philippines để ép Trung Quốc phải trở lại bàn đàm phán về chủ quyền.
- Trung Quốc đã tẩy chay phiên toà, và như vậy có thể hiểu rằng họ sẽ không thể dùng thế lực để tác động lên phán quyết của toà nhằm có lợi cho họ. Nhưng với tư cách là thành viên P5 (5 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ), Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng điều này để phớt lờ phán quyết của toà, như vậy Philippines sẽ phải làm gì tiếp theo?
- Vâng, Trung Quốc đã kiên quyết phớt lờ mọi kết quả có thể gây tổn hại cho họ bằng cách tẩy chay mọi tiến trình của toà án và đặt ra sự nghi ngờ tính hợp pháp của toàn án. Và vì vậy, sẽ không có cơ chế thực hiện phán quyết của các trọng tài từ hai phía.
Nhưng, dù sao, phán quyết bất lợi đối với Trung Quốc, nếu xảy ra sẽ là một sự bẽ mặt rất lớn đối với Trung Quốc, chứng tỏ rằng Trung Quốc không phải là nước đáng tự hào trong việc thuyết giáo về thiện chí trong việc tuân thủ các nguyên tắc của luật quốc tế. Điều này cũng gây bất lợi cho sáng kiến ngoại giao mới của Tập Cận Bình (như sáng kiến Một vành đai, một con đường - 1B1R và Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB - HP), do Trung Quốc sẽ bị các nước châu Á và thế giới coi là kẻ hành động ngoài vòng pháp luật.
- Nếu như kết quả phiên toà như phía Philippines mong đợi, và phía Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết của phiên toà, như chúng ta giả sử, ông nghĩ các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào liên quan đến khẳng định chủ quyền? Mỹ và Nhật Bản sẽ có thái độ ra sao với phiên tòa?
- Nếu trọng tài của cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc nghi ngờ tính hợp pháp của các hành động khẳng định chủ quyền một cách ồ ạt của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều khả năng Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) sẽ là cơ chế được ASEAN và Trung Quốc theo đuổi. Bởi khi đó, COC sẽ là cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng, để Trung Quốc thể hiện thiện chí và có những hành động bồi thường cho uy tín đã giảm sút, và ASEAN thì có cơ hội tái khẳng định khả năng làm trung tâm.
Đối với Mỹ và Nhật Bản, hai nước này rất ủng hộ phiên toà, bởi vì họ chống lại các nỗ lực của Trung Quốc muốn kiểm soát phần lớn các tuyến giao thông đường biển, như Biển Đông, nơi mà Hải quân Mỹ và các nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản có quyền lợi rất lớn trong tự do hàng hải.
- Xin cảm ơn ông.
Theo : tin nhanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét